Nguyên nhân đi đại tiện ra máu tươi và có nguy hiểm không?

Đi đại tiện ra máu tươi là rất hay gặp ở những bệnh nhân có bệnh về tiêu hóa và các nguyên nhân đi đại tiện ra máu tươi lại rất hay bị bỏ qua.

Đi đại tiện ra máu tươi là tình trạng rất hay gặp ở những bệnh nhân có bệnh về tiêu hóa và các nguyên nhân đi đại tiện ra máu tươi thường bị nhiều người bỏ qua. Những người mắc phải tình trạng này không ý thức được rằng hiện tượng đại tiện ra máu tươi nếu không được kiểm tra và thăm khám kịp thời có thể chuyển biến xấu dẫn tới nhiều mối đe dọa nguy hiểm đến tính mạng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này và phải làm gì khi mắc phải nhé.

Các nguyên nhân đi đại tiện ra máu tươi

Theo như các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bạn mắc phải tình trạng đi đại tiện ra máu tươi. Tuy nhiên dù là dấu hiệu nào cũng là biểu hiện cảnh báo những nguy hiểm đang diễn ra trong cơ thể bạn, đặc biệt là khu vực hậu môn - trực tràng, bạn cần lưu ý:

- Đại tiện khó: Khi đi đại tiện khó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu khi đi đại tiện đồng thời người bệnh sẽ cảm thấy căng tức bụng dưới, cơ thể suy nhược, ăn ngủ không ngon.

- Bệnh trĩ: Nguyên nhân đầu tiên cần lưu ý đó là có khả năng bạn bị bệnh trĩ. Bệnh hình thành do sự căng giãn quá mức các búi trĩ ở mạch máu tại hậu môn lâu dần hình thành các cục máu đông tại hậu môn trực tràng. Dấu hiệu của bệnh là người bị bệnh sẽ bị chảy máu tại hậu môn khi đi đại tiện, ban đầu máu xuất hiện ít người bệnh chỉ thấy một chút ở giấy vệ sinh hoặc ở phân, sau đó khi bệnh nặng, máu sẽ chảy nhiều hơn, số lượng lớn hơn.

- Nứt kẽ hậu môn: Nứt kẽ hậu môn hình thành do táo bón lâu ngày các khối phân cứng đi qua hậu môn một cách khó khăn sẽ gây tổn thương đến thành hậu môn. Việc tạo áp lực khi rặn sẽ khiến cho hậu môn liên tục bị tổn thương, trở nên phù nề, sưng tấy và nứt kẽ. Ngoài việc bị chảy máu khi đi đại tiện, bệnh nhân còn bị đau rát hậu môn nghiêm trọng, tâm lý bị ảnh hưởng.

- Polyp đại trực tràng: Bệnh này do sự tăng sinh quá mức ở lớp niêm mạc tại hậu môn hình thành các khối polyp bên trong trực tràng, các khối này có thể di chuyển hoặc cố định bên trong hậu môn (polyp hậu môn) khi bệnh biến chuyển nặng số lượng polyp tăng lên khiến bệnh nhân đi đại tiện khó, chảy máu nhiều dẫn đến mất máu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gặp nguy cơ bị ung thư tại hậu môn.

- Apxe hậu môn: Các lớp mô mềm ở xung quanh hậu môn bị sưng lên, chứa mủ dễ bị xước và vỡ ra gây chảy máu khi đi đại tiện, kèm theo đó là mủ. Dịch mủ chảy tới đâu hình thành nốt apxe tới đó khiến người bệnh bị đau buốt tại hậu môn, đi đại tiện ra máu, phát sốt, cơ thể mệt mỏi.

Đi đại tiện ra máu tươi nguy hiểm như thế nào?

Sau khi đã biết các nguyên nhân đi đại tiện ra máu tươi bạn sẽ thấy mức độ nguy hiểm của tình trạng này như thế nào. Nó có thể là nguy cơ của một số bệnh nêu trên vì thế ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Nhiều người nghĩ rằng bị vài lần chảy máu khi đi đại tiện thì không đáng ngại và nó có thể tự khỏi nhưng suy nghĩ đó là sai lầm, vì hiện tượng trên nếu chuyển biến xấu có thể dẫn tới những mối đe dọa khác khó lường. Ngoài những nguy cơ mắc các bệnh kể trên, người bệnh còn bị ảnh hưởng về mặt tâm lý và bệnh lý:

- Lo lắng, bất an: Khi thấy tình trạng đi đại tiện ra máu người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng, bất an, nơm nớp lo sợ không biết mình bị làm sao có nguy hiểm không, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.

- Bị thiếu máu: Nếu lượng máu chảy ra nhiều người bệnh sẽ bị tụt huyết áp, cơ thể xanh xao, yếu ớt, ý thức bị rối loạn. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục không kiểm soát được có thể dẫn đến mất máu, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.

- Viêm nhiễm: Các dịch nhầy kích thích khi đi đại tiện ra máu có thể gây ngứa, kèm thêm vi khuẩn tại vùng hậu môn, vi khuẩn do nước tiểu hình thành sưng tấy, viêm nhiễm vùng da xung quanh hậu môn.

- Biến chứng: Đi đại tiện ra máu gia tăng nguy cơ mắc các bệnh hậu môn trực tràng như đã kể trên. Bên cạnh các bệnh về hậu môn trực tràng, đi đại tiện ra máu còn là biểu hiện của một số bệnh liên quan tới máu như máu trắng, bệnh máu khó đông. Những bệnh này không chỉ hành hạ người bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần mà còn cướp đi sinh mạng của họ bất cứ lúc nào.

Với sự nguy hiểm mà tình trạng đi đại tiện ra máu gây nên, nếu như thấy mình bị như vậy tuyệt đối bạn không được chủ quan mà phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra xem mình đang có nguy cơ mắc bệnh gì. Việc này sẽ giúp bạn xác định được bệnh sớm, xử lý sẽ dễ dàng hơn.

Tại Hà Nội, phòng khám chữa bệnh trĩ Thái Hà (số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) là một địa chỉ tin cậy để bạn có thể trực tiếp đến kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Ngay lúc này, nếu cần tư vấn hoặc đăng kí lịch hẹn bạn có thể gọi đến số điện thoại: 18006621 để được tư vấn miễn phí.

I BUILT MY SITE FOR FREE USING